Khi sử dụng nhiều máy phát điện để cung cấp điện, việc đồng bộ hóa chúng là rất quan trọng để đưa hai hoặc nhiều máy phát điện đang hoạt động độc lập, tạo thành một hệ thống hoạt động song song. Để tìm hiểu chi tiết hơn về Tủ hòa đồng bộ – giải pháp giảm tải sự cố điện, tham khảo bài viết dưới đây.
Tủ hòa đồng bộ máy phát điện là gì?
Tủ hòa đồng bộ tên tiếng anh là Synchronization Switchboard Panel, tủ hòa đồng bộ cho phép hòa lưới hai hay nhiều nguồn điện, máy phát điện hoặc nguồn điện và máy phát điện với nhau để đảm bảo đủ nguồn điện cung cấp cho tải.
Vì vậy, bạn có thể hiểu rằng tủ hòa đồng bộ máy phát điện là thiết bị được thiết kế đặc biệt để đưa hai hoặc nhiều máy phát điện đang hoạt động độc lập, tạo thành một hệ thống hoạt động song song. Việc nối chung này sẽ đòi hỏi nhiều yêu cầu khác nhau.
Tủ có chức năng như sau:
- Xác định thời điểm hòa đồng bộ.
- Ra lệnh thao tác các thiết bị đóng cắt hòa đồng bộ.
- Đảm bảo an toàn cho máy phát và hệ thống.
- Điều khiển quá trình phân chia tải (load sharing) giữa các nguồn hoặc máy phát.
Sử dụng tủ hòa đồng bộ máy phát điện giúp giảm thiểu nguy cơ khi nguồn điện xảy ra sự cố, do chức năng của tủ sẽ tự khởi động máy phát dự phòng, hòa đồng và “chia sẻ công việc” với máy đang quá tải. Sử dụng tủ hòa đồng bộ này để quản lý phụ tải, quyết định số lượng máy cần chạy theo công suất của phụ tải. Giúp điều chỉnh tốc độ, kích từ cho máy phát điện, đóng cắt máy khi cần thiết.
Nhờ vậy, việc sử dụng loại tủ này sẽ giúp thay đổi, nâng cao công suất dễ dàng, không gây ảnh hưởng tới hệ thống sẵn có. Bên cạnh đó, tốc độ hòa đồng bộ được cải thiện và người dùng có thể quản lý trực tiếp hoạt động của máy thông qua mạng internet, điều khiển máy từ xa.
Khi nào nên hòa đồng bộ máy phát điện?
Khi khởi động hệ thống điện, cần hòa đồng bộ máy phát điện để đảm bảo rằng các máy phát hoạt động ở cùng một tần số và pha. Điều này giúp tránh sự xung đột và hạn chế nguy cơ gây hỏng thiết bị khi các máy phát đưa điện vào hệ thống cùng một lúc.
Các tủ hòa đồng bộ đời cao được thiết kế chuyên biệt và nâng cấp, nhờ đó việc sử dụng tủ này sẽ giúp thay đổi, nâng cao công suất dễ dàng mà không ảnh hưởng tới hệ thống sẵn có. Bên cạnh đó, tốc độ hòa đồng bộ được cải thiện và người dùng có thể quản lý trực tiếp hoạt động của máy thông qua mạng internet, điều khiển máy từ xa.
Ngoài ra, ngày nay nhiều dòng tủ hòa đồng bộ tích hợp công nghệ mới đã được cải tiến bằng việc tích hợp thêm chức năng cảnh báo thông qua đèn, màn hình hoặc âm thanh. Điều này giúp nhận diện và thông báo tín hiệu một cách dễ dàng khi xảy ra sự cố. Hơn nữa, các sự cố đã xảy ra được lưu trữ để nhân viên kỹ thuật có cơ sở để kiểm tra và bảo dưỡng máy phát điện một cách tốt hơn.
Điều kiện cần để cài đặt tủ hòa đồng bộ
Để lắp đặt và sử dụng tủ hộ đồng bộ, thì máy của bạn cần đáp ứng những điều kiện như:
Rơ le kiểm tra hòa đồng bộ phải có góc lệch pha nhỏ hơn 20 độ.
Bộ hòa đồng tự động phải có sai lệch tần số nhỏ hơn 0,3 Hz, sai lệch hiệu điện thế không vượt quá 5% và góc lệch pha khi hòa đồng bộ nhỏ hơn 5 độ.
Hiệu điện thế đo được ở máy phát điện và thanh cái phải nằm trong khoảng từ 80% đến 110% so với giá trị định mức.
Khi các điều kiện trên được đáp ứng, việc hòa đồng bộ giữa 2 hoặc nhiều máy phát điện sẽ diễn ra một cách dễ dàng và tránh được nhiều sự cố xảy ra.